Theo các tài liệu thống kê, chỉ riêng với kiến trúc chùa chiền đã chiếm hơn 30% trên tổng số các di tích được công nhận tại Việt Nam, chưa kể số lượng các ngôi chùa không thuộc hạng mục di tích và được công nhận là di tích văn hóa hoặc di tích lịch sử. Chỉ nhìn sơ qua chúng ta cũng thấy, đâu đâu trên đất nước Việt Nam cũng có những ngôi chùa nếu không nói làng xã nào cũng có chùa. Đó là một phần lý giải vì sao các nghệ nhân và thợ thủ công làng nghề Bát Tràng lại sản xuất ra nhiều sản phẩm gốm sứ là các ngôi chùa để trang trí cho hòn non bộ đến vậy.
Chùa gốm sứ Bát Tràng dành cho hòn non bộ mang vẻ đẹp và nét đặc trưng riêng của gốm sứ Bát Tràng
Thêm vào đó, từ những ngày đầu thành lập Bát Thổ Phường, đúng vào thời kì nhà Lý chọn đạo Phật là Quốc đạo và cho đầu tư xây dựng chùa chiền mạnh nhất trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, bởi vậy trong văn hóa Việt Nam có văn hóa tâm linh và một phần không nhỏ gắn với đạo Phật. Đây cũng được coi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ và rực rỡ nhất của nghề thủ công gốm sứ nên các thú chơi gắn với gốm sứ hay các sản phẩm gốm sứ mang tính nghệ thuật cao ra đời….
Chùa gốm sứ Bát Tràng trong trang trí hòn non bộ (ảnh: st)
Ví như thú chơi non bộ (nghệ thuật tạo hình, sắp đặt đá thành những ngọn núi thu nhỏ có rừng cây, dòng nước hoặc thác thành phong cảnh thu nhỏ theo ý thích của người thực hiện) đã có từ thời vua Lê Đại Hành (trước thời vua Lý Thái Tổ) và được coi là thú chơi vương giả, sau đó được lan truyền trong dân gian, trở thành thú chơi của nhà quyền quý, giàu có. Và các ngôi chùa, đình, đền, miếu, tháp gốm sứ mini được ra đời để phục vụ cho thú chơi này.
Có rất nhiều kiểu dáng và phong cách kiến trúc dành cho chùa gốm sứ Bát Tràng
Chúng ta cùng ngắm một vài ngôi chùa gốm sứ và cách sắp đặt những ngôi chùa này trong không gian của hòn non bộ nhé!
Không chỉ trong trang trí non bộ mà cả ở thú chơi nào những ngôi chùa gốm sứ cũng mang tới nét đẹp đặc trưng riêng
Thương Kiều