Hiện tại, các công đoạn làm cốc- chén và đĩa ở Bát Tràng hầu hết đã có công nghệ hỗ trợ.
Thay vào việc phải đánh hồ và rót vào khuôn hay cho đất lên bàn xoay để vuốt thì nay cả khâu làm đất đã có nơi sử lý sẵn, đóng thành bánh nhỏ hình trụ để những người dân ở đây mang về dùng máy cắt cắt thành khoanh nhỏ theo quy định và cho vào khuôn và rập bằng máy.
Quy trình làm đĩa bằng máy móc thay cho việc phải vuốt, nặn
Chỉ có khâu làm quai chén- quai cốc là những người thợ ở đây vẫn phải đổ riêng rồi cắm vào sau.
Khi cắm quai bằng chất liệu hồ pha với chất kết dính chuyên dụng thì sẽ phơi khô, có thể để khô tự nhiên trong nhà rồi bật đèn, bật quạt hoặc phơi ngoài trời. Trong trường hợp cần cấp bách sẽ cho vào lò sấy.
Chén sau khi đã gắn quai đang ở công đoạn phơi khô
Sau đó cho vào chuốt sạch và sấy kiệt rồi làm men và khắc hoặc vẽ hay dán logo
Có rất nhiều mẫu chén mới, hiện đại và độc đáo bên cạnh những mẫu chén truyền thống, mẫu chén cổ truyền và mỗi mẫu đều có dây chuyền công nghệ riêng hỗ trợ cho các người thợ Bát Tràng bên cạnh việc vẫn duy trì các công đoạn làm thủ công khác.
Đất đã được sử lý và đóng thành bánh tròn hình trụ tại những cơ sở bán đất, người thợ chỉ mua về cắt lát và đưa vào sản xuất
Máy làm chén
Đĩa sau khi rập khuôn xong
Quá trình đổ quai chén
Lấy quai chén đã đổ và khô ra khỏi khuôn
Chuẩn bị đưa ấm chén đĩa vào lò nung
>>>>> Nghệ nhân Bát Tràng và những tác phẩm để đời
Thục Nhi