Lợn gốm và hình tượng con lợn trong bài trí, văn chương và phong thủy

Thứ Tư, Ngày 30 Tháng 08 Năm 2017 12:07:51 AM | 1483

Dạo một vòng quanh làng gốm Bát Tràng có thể thấy gian hàng nào cũng có bầy heo gốm đủ sắc màu trên kệ, dưới sàn chợt nhớ tới câu thành ngữ: “Giàu lợn nái, lãi gà con”… Dễ hiểu vì sao thủ lợn lại trở thành linh vật cúng tế và trong phong thủy lợn lại là vật thu hút may mắn, phồn thịnh và phúc lộc.

 

Với nhân dân ta từ xa xưa nếu “Con trâu là đầu cơ nghiệp” thì con lợn, con gà lại là con vật sinh lãi sinh lời: “Giàu lợn nái, lãi gà con”.

 

Lợn nái hái ra tiền

 

Vốn là loài vật hiền lành, ủn ỉn trong chuồng, không phải trông coi bắt thả, đầu tư vốn liếng thì ít mà thu về lợi nhuận lại cao con lợn trở thành nguồn thu “chủ lực” cho mỗi hộ dân. Chẳng thế mà có câu ca: “Bao nhiêu củ rím củ hà/ Để cho con lợn con gà nó ăn”.

 

 

 

Vốn là loài vật hiền lành, ủn ỉn trong chuồng, không phải trông coi bắt thả, đầu tư vốn liếng thì ít mà thu về lợi nhuận lại cao con lợn trở thành nguồn thu “chủ lực” cho mỗi hộ dân. Chẳng thế mà có câu ca: “Bao nhiêu củ rím củ hà/ Để cho con lợn con gà nó ăn”.

 

 

Lợn mẹ và bầy lợn con tượng trưng cho sự sinh sôi, phồn thịnh và may mắn, phúc lộc dồi dào

 

 

Không phải chỉ ngày xưa, khi nông nghiệp là nghành kinh tế chính của các quốc gia lúa nước chăn nuôi lợn mới là nguồn thu chính của người dân và thịt lợn gần như là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình mà ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghành kinh tế chăn nuôi lợn vẫn được đề cao và dành sự quan tâm lớn của xã hội, nhất là vào thời điểm mà thực phẩm bẩn đang ở mức báo động như ngày nay thì thịt lợn sạch lại là niềm mong mỏi của tất cả mọi người.

 

Chính vì giá trị thực tế với kinh tế hộ gia đình nói riêng và với kinh tế xã hội nói chung ở mọi thời điểm như vậy mà trong phong thủy con lợn trở thành biểu tượng của phồn thịnh, tài lộc và phúc lộc.

 

Trong văn hóa dân gian xưa, cứ vào dịp lễ tết là các cụ lại đi mua tranh Lợn, tranh gà về treo với mong ước có một năm mới an nhàn, nhẩn ăn, nhẩn làm mà tài lợi xuôn xẻ giống như con lợn, thong thả trong chuồng, sẵn ăn sẵn nằm sinh sôi nảy nở. Những bức tranh lợn mẹ đang ăn cùng bầy con quây quần xung quanh hay con lợn hì hụi vừa ăn vừa tận hưởng sự sung sướng được thưởng thức chiếc lá khoai, lá ráy, món khoái khẩu của nhà lợn… đã trở thành biểu tượng của an nhàn no đủ trong tranh Đông Hồ những ngày tết nguyên đán tới.

 

 

Những chú lợn con mũm mĩm đáng yêu được làm từ đất sét, nung trong lửa có nhiệt độ cao như được chắt lọc tinh túy từ đất mẹ, qua thử lửa và mang trên mình những sắc màu sinh động gửi gắm những thông điệp của yêu thương ở làng nghề tới du khách ghé thăm

 

Con lợn với ý nghĩa bài trí và tâm linh

 

Ngày nay, bên cạnh các bức tranh theo phong cách xưa còn có rất nhiều biểu tượng về con lợn được làm bằng nhiều chất liệu và kiểu dáng khác nhau như: nặn bằng gốm, đúc bằng vàng hay làm bằng thủy tinh, pha lê…

 

 

Các chú lợn con ngộ nghĩnh đáng yêu với nhiều tư thế và màu sắc sinh động này được bày bán cùng hàng tâm linh và du khách tới đây mua về để đặt trên bàn làm việc, kệ bếp hoặc trong phòng khách, vừa để trang trí, vừa để đựng tiền lẻ khi đi chợ về ... 

 

Tại làng nghề Bát Tràng có rất nhiều lợn gốm với các mẫu mã, kiểu dáng và giá thành khác nhau: chỉ cần 15k cho tới hơn 100k là các bạn trẻ đã sở hữu một bộ sưu tập các chú heo đất sét vô cùng nghộ nghĩnh, xinh xắn để làm ống đựng tăm, hộp đựng tiền, giỏ đựng nước hay dùng trang trí trên bàn làm việc nhằm thu hút tài lộc và các sự trợ giúp của đồng nghiệp và đối tác; để một cặp heo xinh xắn trong phòng ngủ để kích hoạt khoái cảm, tăng khả năng sinh nở khi việc sinh con trở thành khó khăn với nhiều cặp vợ chồng trẻ trong thời hiện đại bộn bề công việc và lo âu; con heo tài lộc đặt trên két sắt hay đặt ở hướng đông nam để thu hút tài lợi, lộc lá…

 

Trong cúng bái, tế lễ người dân Việt Nam ta thường dùng đầu heo trong các dịp lễ lớn cũng như dùng làm món sính lễ trong cưới hỏi.

 

Con lợn trong ca dao thành ngữ và đám cưới xưa…

 

Không chỉ được coi là nguồn kinh tế chủ lực trong mỗi hộ dân như: “Lợn bột thì ăn thịt ngon, lợn nái thì đẻ lợn con cũng lời” hay “Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn/ Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm” con lợn còn trở thành “nhân vật” dẫn chuyện, nhằm mượn lời đưa đẩy cho sự bày tỏ tình cảm của các cặp trai gái xưa khi đến với nhau: “Cưới em anh nghĩ cũng lo/ Con lợn chẳng có, con bò thì không”.

 

Các chú heo nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng được bày bán hầu hết trong các gian hàng ở làng nghề Bát Tràng có giá dao động từ 15k tới 50k, 90k, 100k tới 120k, 160 đến 200k

 

Có khi, con lợn trở thành sự ví von cho những lời hờn giận bóng gió: “Còn duyên anh cưới ba heo/ Hết duyên anh đánh ba hèo đuổi đi” hay câu: “Bố chồng là lông con lợn/ Mẹ chồng như tượng mới tô/ Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi”.

Cũng có khi, con lợn lại trở thành “đối tượng” cho chàng trai trút nỗi niềm dằn vặt: “Mẹ em tham thúng xôi dền/ Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng” hay “Anh giúp một thúng xôi vò/ Một con lợn béo một vò rượu tăm”; có khi, còn trở thành lời buồn bã: “Yêu nhau chả lấy được nhau/ Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già”…

 

 

Người ta còn đặt những cặp lợn gốm hay bằng các chất liệu khác trong phòng ngủ để kích hoạt sự giao thoa cảm xúc và mong mỏi mang tới những may mắn khi sinh nở

 

Thú vị hơn, con lợn còn trở thành “nhân vật” đưa đẩy trong các cảnh huống “khó nói” của các cặp vợ chồng: “Đang khi lửa tắt cơm sôi/ Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem” hay “Hai vợ nằm chèo queo/ Ba vợ ra chuồng heo mà nằm”…

 

Một số hình ảnh đáng yêu khác về heo đất- lợn gốm:

 

 

Những chú heo đất- lợn gốm này mang rất nhiều thông điệp về sự may mắn, tình yêu, hạnh phúc và tài lộc đồng thời còn là những vật dụng xinh xắn trong gia đình: dùng đựng tăm, gia vị trong nhà bếp, đựng tiền tiết kiệm trong nhà hoặc đựng nước, đựng đồ lặt vặt vừa đẹp mắt, vừa tiện dụng

 

 

Những chú heo này dùng để đựng tiền tích lũy

 

 

Rất nhiều màu sắc, kiểu dáng và các nét vẽ tươi xinh trên mình các nàng heo đất đáng yêu

 

 

Những chú lợn gốm tí hon này sẽ là món quà độc đáo dành tặng cho bạn bè, các em nhỏ

 

 

Những chú heo đất- lợn gốm tí hon có tua rua và dây treo này rất thích hợp với bàn làm việc hoặc bàn học để tạo sự sinh động và mang tới niềm vui, niềm may mắn

 

 

Những chú lợn tài lộc để đựng tiền

 

 

Lợn mẹ và bầy lợn con tài lộc

 


Các bài viết khác