Chim công và ý nghĩa tâm linh của các nền văn hóa

Thứ Năm, Ngày 25 Tháng 04 Năm 2019 10:45:17 AM | 2753

Được chọn là họa tiết cho những sản phẩm gốm sứ cao cấp Bát Tràng họa tiết chim công với người Việt Nam nói riêng và các nền văn hóa trên thế giới nói chung có ý nghĩa tâm linh đặc biệt: đều chỉ vẻ đẹp cao quý, hiếm có và đáng trân trọng đồng thời chim công cũng là biểu tượng của quyền uy, điềm lành và phước đức.

 

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp các bức họa chim công hay hình ảnh chim công luôn được đặt ở vị trí trang trọng trong không gian trưng bày. Với Trung Quốc, Khổng Tước được xem như linh vật, nhiều tác phẩm nghệ thuật về đề tài Khổng Tước ra đời. Tại Ấn Độ, chim Công được xem là quốc điểu gắn với đời sống con người cũng như đời sống tâm linh thiêng liêng. Với Việt Nam, từ xa xưa, chim Công đã đi vào ca dao và các tác phẩm nghệ thuật dân gian như một loài vật sang quý.

 

Hình ảnh chim Công- Khổng Tước được thể hiện trên bình hút lộc Bát Tràng và bày bán tại chợ gốm sứ làng cổ Bát Tràng

 

Trong các tài liệu và tranh ảnh để lại tới ngày nay chúng ta được thấy hình ảnh chim công gắn liền với đời sống tâm linh như một linh vật thể hiện cho quyền uy mang tới những điềm lành và phước đức.

 

Thần thoại Hy Lạp cho thấy hình ảnh chim công được xem là một trong những biểu tượng của Nữ hoàng Hera- Nữ hoàng của các vị thần, người phụ nữ của thần Zeus, vị thần tối cao trên đỉnh Olypus, bà bảo trợ cho hôn nhân và gia đình.

 

Chim Công- Khổng Tước tại Việt Nam được xem như loài chim vương giả, sang quý. Tại Ấn Độ chim Công được xem là Quốc Điểu. Tại Hy Lạp chim Công là một trong những biểu tượng của nữ thần Hera, vị Nữ hoàng của các vị thần và ngài bảo trợ cho hôn nhân và hạnh phúc (ảnh: st)

 

Với thần thoại Hindu, trong các bức ảnh về các vị thần Ấn Độ luôn có hình ảnh chim công và ở các tài liệu cho biết: chim công được coi như linh vật thay cho chiến mã thời xưa. Lông của chim công còn được dùng để trang trí trên mũ của một số các vị thần. Trong đó, thần Murugan, vị thần chiến tranh, được tôn thờ và tôn vinh là hiện thân của sự hoàn hảo luôn cưỡi một chú công khi ra trận.

 

Chim Công- Khổng Tước được xem là "chiến điểu" của thần chiến tranh Murugan, vị thần được tôn thờ bởi sự trong sạch, thanh khiết và hoàn hảo (ảnh: st)

 

Đặc biệt, với đạo Phật, hình ảnh chim Khổng Tước được nhắc đến với sự trân trọng và mang ý nghĩa thiêng liêng lớn lao.

 

Có rất nhiều tích chuyện liên quan tới Khổng Tước- Chim Công nhưng đáng chú ý nhất là hình ảnh Khổng Tước gắn với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Tỳ Lô Giá Na, trong đó có thần chú Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni phù hộ cho người trì niệm trừ diệt những sự đau khổ, chướng ngại, quỷ mị, độc hại, ác tật.

 

Khổng Tước gắn với nhiều tích chuyện trong đạo Phật, trong đó, hình ảnh của Ngài Minh Vương Bồ Tát luôn gắn với hình ảnh của thần điểu Khổng Tước (ảnh: st)

 

Trong các kinh sách chép lại từng cho biết, ở một đời xa xưa, Đức Phật Thích Ca từng là một vị Khổng Tước Vương. Trong Kinh A Di Đà cho biết, trong các loài thánh điểu do Đức A Di Đà biến hóa ra để nói pháp độ chúng sinh ngài đã từng hóa thân thành Khổng Tước. Khổng Tước còn là lưu thân của Phật Tỳ Lô Giá Na.

 

Hình ảnh chim Công luôn gắn với hình ảnh các vị thần Hindu- Ấn Độ, trong ảnh là gia đình thần Shiva, một trong ba vị thần ba ngôi đại diện cho sự hủy diệt và sáng tạo (ảnh: st)

 

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy vị trí cao quý và được trân trọng của Chim Công (gọi theo cách của Việt Nam) và gọi là Khổng Tước theo phiên âm của Trung Quốc trong đời sống văn hóa tâm linh của các dân tộc trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

 

Hình ảnh chim Công- Khổng Tước được gửi gắm trong các tác phẩm Bát Tràng như lời chúc phúc cho những điềm lành, phước đức và quyền uy. Đây là một trong những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng có họa tiết chim Công được giới thiệu online, các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và chọn cho mình một sản phẩm ưng ý (ảnh: st)

 

Các bạn cùng đọc một số thông tin chúng tôi tóm lược và giới thiệu để hiểu thêm về những họa tiết được chọn thể hiện trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, trong đó có họa tiết chim Công để thấy yêu thêm đôi bàn tay tài hoa và sức lao động chăm chỉ, bền bỉ của những người thợ, những nghệ nhân nơi đây.

 

Bạch Lan Hương

Tags: Gốm sứ chim Công Khổng Tước Bát Tràng

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác