Hổ gốm sứ Bát Tràng và câu chuyện về “ông Ba Mươi”

Thứ Sáu, Ngày 17 Tháng 05 Năm 2019 10:08:51 AM | 2004

Truyện cổ dân gian Việt Nam có câu chuyện sự tích ông Hổ hay “ông Ba Mươi”. Chúng ta cùng tìm hiểu về tượng Hổ gốm sứ Bát Tràng và lý giải vì sao Hổ được gọi là ông Ba Mươi nhé!

 

Nằm trong danh mục sản phẩm dành cho trang trí sân vườn, tiểu cảnh, hòn non bộ những chú hổ vằn đáng yêu được các nghệ nhân và thợ thủ công làng nghề Bát Tràng thực hiện nom giống hệt với hổ ngoài đời thường. Bên cạnh việc trang trí thì tượng gốm sứ Hổ Bát Tràng còn gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết về loài vật đặc biệt này. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vì sao Hổ được gọi là ông Ba Mươi và vì sao hổ lại được chọn để trang trí cho hòn non bộ.

 

Tượng Hổ Bát Tràng gắn với nhiều câu chuyện dân gian mang ý nghĩa tâm linh và giáo dục sâu sắc, đẹp đẽ

 

Khi nói tới Hổ người ta nghĩ ngay tới danh xưng của loài vật này: Chúa sơn lâm. Và với dáng vẻ uyển chuyển nhưng uy dũng khiến kẻ khác nghĩ tới phải nể sợ Hổ luôn được đặt trong những khung cảnh sơn thủy hữu tình, núi non trùng điệp, rừng cao núi thẳm để tăng thêm vẻ đẹp và sức hút với cảm xúc người chiêm ngưỡng.

 

Hổ được xem là một linh vật và điều kì lạ là chỉ nghĩ tới loài vật này ai cũng thường trực một cảm giác… mạnh về sự uy dũng, oai nghiêm và bí ẩn từ loài vật này tác động vô hình lên nhận thức. Ẩn chứa sức mạnh siêu phàm nhưng hổ lại có bước đi vô cùng nhẹ nhàng; phản ứng cực kỳ nhanh, chớp nhoáng nhưng sự vận động lại rất uyển chuyển, khoan thai; mang một sự hăm dọa chết chóc và sự cuồng nộ kinh hồn nhưng hổ lại toát ra sự trầm tĩnh và dường như chả thèm đếm xỉa tới xung quanh…

 

Tượng Hổ được thiết kế đẹp với những tư thế toát nên vẻ uy dũng và bí hiểm của loài linh thú này

 

Để giải thích cho tất cả những “gạch đầu dòng” trên, nhân dân ta truyền tai một câu chuyện: câu chuyện về một vị thần nhà trời có tên Phạm Nhĩ với sức khỏe vô song, tài năng thiên bẩm xuất chúng chỉ vì ngạo mạn, không được kèm cặp, hướng đạo đã coi thường mọi kỉ cương, vượt qua mọi phép tắc và mắc vào sai lầm khi cho mình là mạnh nhất và muốn chiếm quyền cai quản, thống lĩnh càn khôn.

 

Phạm Nhĩ đã ngang nhiên tụ tập tất cả những binh hùng, tướng giỏi xông tới thiên đình, chiếm ngôi của Ngọc Hoàng thượng đế. Nhờ có Đức Phật ra tay, thu phục và cảm hóa, cho làm chúa tể sơn lâm. Nhưng vì cốt chất của vị thần này là tướng nhà trời nên có khả năng nghe thấu mọi chuyện gần xa kể cả khi ngủ, do đó, khi bị đày xuống trần gian làm chúa tể sơn lâm Đức Phật đã cho khép tai lại để không nghe được chuyện nhân gian, lại bỏ đi đôi cánh thần tiên để hạn chế bớt sức mạnh, ngăn cản sự làm càn.

 

Tượng Hổ Bát Tràng được dành cho mục trang trí sân vườn, tiểu cảnh, hòn non bộ. Bạn cũng có thể dùng trang trí trong nhà như một tác phẩm nghệ thuật gốm sứ. Có nhiều người còn đặt tượng Hổ và nhờ thầy phong thủy làm các biện pháp trong trấn trạch....

 

Khi bị tước đi những công cụ hỗ trợ để triệt phá những ngông cuồng ngu dại và tận dụng mọi khả năng vốn có: sức mạnh, sự uy dũng để cai quản núi rừng, làm chúa muôn loài nơi rừng sâu núi thẳm Hổ ta đã thực sự phát huy được những thế mạnh của bản thân.

 

Tuy vậy, Hổ vẫn có lúc làm cho loài người khốn đốn, và có những thời điểm, các vương triều cai trị đã phải giao thưởng cho ai bắt hoặc giết được hổ và phần thưởng là 30 quan tiền nhưng vì một điều bí hiểm nào đó mà khi nhận thưởng 30 quan tiền người lĩnh thưởng cũng bị nhận… 30 roi nếu không vong hồn Hổ sẽ tác quái. Chi tiết này càng làm tăng thêm những bí hiểm xung quanh câu chuyện về thần Hổ- Chúa tể sơn lâm và tới ngày nay nhân dân ta vẫn truyền tụng câu chuyện đó dù Hổ bây giờ không còn khiến nhiều người sợ hãi như xưa.

 

Võ Minh Thần

Tags: gốm sứ tượng hổ sân vườn tiểu cảnh non bộ Bát Tràng

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác