Nghệ thuật “đắp nổi” và vật phẩm thờ cúng Bát Tràng

Thứ Năm, Ngày 20 Tháng 06 Năm 2019 4:15:56 PM | 1251

Là một trong những nghệ thuật chính trong thiết kế họa tiết trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nghệ thuật ‘đắp nổi” đã làm nên nét độc đáo và sang trọng riêng cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng như với các sản phẩm thờ tự nơi đây.

 

Cùng với nghệ thuật Ám họa, Khắc Cẩn và những nghệ thuật trang trí khác Đắp nổi là một trong những nghệ thuật được thực hiện nhiều nhất trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, đặc biệt với những vật phẩm thờ cúng.

 

Những cặp đèn thờ gốm sứ Bát Tràng được thiết kế họa tiết hoa sen đắp nổi kết hợp bọc đồng nom vô cùng tinh tế, sang trọng và độc đáo.

 

Được ra đời từ thế kỉ 14 nghệ thuật đắp nổi trên gốm sứ Bát Tràng đã mang tới những sản phẩm gốm sứ thu hút sự quan tâm của những ai yêu thích gốm sứ. Nhưng tới thế kỉ 17 nghệ thuật đắp nổi trên gốm sứ Bát Tràng được các nhà nghiên cứu đánh giá là đạt tới độ tinh tế, cầu kì sánh ngang với những tuyệt tác được chạm khắc trên gỗ hay trên đá. Tới thế kỷ 18 thì các tài liệu ghi chép lại cho thấy gốm Bát Tràng chủ yếu sử dụng nghệ thuật này cho các sản phẩm gốm sứ của mình.

 

Chiếc ống đựng hương bằng gốm sứ Bát Tràng với chất men rạn, nghệ thuật rồng đắp nổi nom vừa kỳ công, vừa đẹp, sang trọng và trang nhã

 

Cho tới ngày nay, nghệ thuật đắp nổi Bát Tràng vẫn được yêu thích và thường được các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề sử dụng cho các dòng sản phẩm cao cấp hoặc đồ thờ.

 

Bộ chén thờ trở nên cuốn hút, thậm chí cả chiếc đế đặt chén cũng khiến người chiêm ngưỡng phải trầm trồ, yêu thích bởi nghệ thuật đắp nổi đặc biệt, tinh tế và khéo léo

 

Nếu trước đây, nghệ thuật đắp nổi được thực hiện “lích kích”, kỳ công với nhiều công đoạn thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ làm gốm sứ, trừ một số sản phẩm hoặc họa tiết bắt buộc còn phần lớn các họa tiết đắp nổi đã được người dân làng nghề thực hiện bằng việc đúc trực tiếp trên khuôn sau đó đưa ra vẽ.

 

Một thiết kế khác của đèn thờ gốm sứ Bát Tràng với họa tiết hoa mai đắp nổi trên nền men rạn khá ấn tượng

 

Những họa tiết đắp nổi này cùng với sự kết hợp của men và nghệ thuật vẽ thủ công đã làm cho các sản phẩm gốm sứ trở nên độc đáo và sang trọng hơn rất nhiều, do đó, giá thành của các sản phẩm này cũng mắc hơn so với các sản phẩm khác cùng danh mục nhưng không dùng nghệ thuật đắp nổi.

 

Bộ ấm trà thờ bé tí xíu nhưng vô cùng đáng yêu với họa tiết trái đào đắp nổi trên nền men rạn đặc trưng của Bát Tràng

 

Chúng ta cùng ngắm một số sản phẩm thờ cúng Bát Tràng được thiết kế trang trí họa tiết hoa văn bằng nghệ thuật đắp nổi nhé!

 

Thương Kiều

Tags: gốm sứ nghệ thuật đắp nổi đồ thờ Bát Tràng

Các bài viết khác