Theo các tài liệu để lại thì câu chuyện lý giải vì sao nhà vua Lý Công Uẩn đặt tên thành mới là Thăng Long khi tạm biệt cố đô Hoa Lư, nơi đóng đô của hai triều đại vua trước để tới vùng đất mới rộng rãi cho phù hợp với sự vận động chung của lịch sử cũng có nhiều ý khác nhau và tạo thành những câu chuyện truyền thuyết trong dân gian.
Hình ảnh rồng có ở rất nhiều trong những bộ đồ thờ sứ Bát Tràng và rất nhiều trong đó là hình ảnh rồng thời Lý
Có tài liệu ghi lại rằng: Khi nhà vua đang di chuyển tới vùng đất mới, bỗng thấy trước mắt có áng mây vàng nhẹ nhàng bay, cho là điềm lành mới dừng chân chọn đúng nơi đó để dựng thành và đặt tên là thành Thăng Long như cách ví áng mây đó tựa khí thiêng của mảnh đất kết tụ tạo thế như rồng thiêng đang bay lên. Cũng có tài liệu cho rằng nhà vua Lý Công Uẩn là con của Trời Phật ban, từ nhỏ đã ứng với nhiều điềm lạ, nên được rồng vàng linh thiêng ngầm phò trợ và lúc dời đô đã ứng hiện cho vua thấy để chọn đất dựng thành, gây dựng nghiệp đế vương, được nhân dân tôn sùng, nhất lòng qui thuận.
Họa tiết rồng trên các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không giống nhau bởi qua mỗi triều đại vua xưa lại có những thay đổi và cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân làng nghề cũng theo đó mà thực hiện
Thực hư câu chuyện không rõ ra sao nhưng các tài liệu để lại đều khẳng định: để đền ơn nơi dưỡng dục sinh thành hai mẹ con nhà vua khi vua còn ấu thơ, phải ở trong cảnh cơ hàn nghèo khó, nhà vua đã cho sáng tạo nên hình tượng rồng vàng để ghi nhớ sự kiện, đồng thời hình tượng của rồng thiêng được các nghệ nhân thời đó thể hiện trên nhiều công trình, đặc biệt là trong các ngôi chùa, các kiến trúc tâm linh và kiến trúc của vương triều.
Hình ảnh rồng thời Lý được các nhà nghiên cứu chỉ ra rất rõ các đặc điểm nhận dạng và chúng ta dễ dàng thấy qua các tác phẩm còn lại tới ngày nay
Có thể nói, đây là hình tượng rồng đầu tiên mang phong cách riêng của Việt Nam và qua các công trình kiến trúc hay các cổ vật còn lại các nhà nghiên cứu đã tìm ra đặc điểm chính của hình tượng rồng thời Lý- Với dáng rồng bay- tức Thăng Long hình tượng rồng thời Lý luôn được thể hiện như sau:
Rồng thời Lý khác với rồng ở các triều vua khác ở cả đầu, thân và chân. Đầu rồng thời Lý không có mũi mà có mào, phía dưới có râu, có răng nanh và thường ngậm ngọc
Đầu rồng thời Lý không có mũi, không có sừng mà thay vào đó là có mào chùm lấy toàn bộ môi trên tạo hình như dáng ngọn lửa hướng lên trên; có răng nanh thuôn dài vươn ra từ khóe miệng cong lên trên quyện vào với mào tạo thành hình xoắn đám mây như đang bay. Bên cạnh mào và răng nanh ở môi trên thì bên dưới môi dưới của rồng có râu như những đám mây nhỏ mềm mại, uốn lượn. Phía sau gáy và vành dưới của hàm dưới tạo thành bờm đẹp, dài được thiết kế như những làn sóng hay những đám mây đang có gió thổi bay về phía sau.
Rồng thời Lý có bờm dài, thân như thân rắn, không có vảy, có vây thấp chạy rọc sống lưng, có 4 chân và mỗi chân thường có 3 móng nhọn, sắc như móng chim
Một đặc điểm dễ nhận biết nhất để phân biệt các tác phẩm về rồng hoặc đầu rồng có phải là rồng của thời Lý hay không đó là: đầu rồng luôn ngẩng cao lên trên, miệng há to, trong miệng ngậm một viên ngọc.
Thân của rồng thời Lý tròn lẳn, da rồng trơn, không có vảy, thân có độ thuôn dài, nhỏ dần đều từ cổ tới đuôi. Dọc sống lưng của rồng thời Lý có hàng vảy thấp, tỉa riêng từng cái.
Những người con của cố đô Hoa Lư theo chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn đã ra Thăng Long lập nghiệp và rất nhiều cổ vật từ làng Bát Tràng có họa tiết hình rồng thời Lý. Cho tới ngày nay, chủ yếu các sáng tác trên gốm sứ Bát Tràng được vẽ tay có hình tượng rồng thời Lý
Chân của rồng thời Lý cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra: thường có 4 chân, mỗi chân có hoặc có 3 hoặc có 5 móng vuốt (thường thấy là 3 móng vuốt). Những móng vuốt này nhỏ và sắc nhọn như móng chim. Ở khuỷu chân của rồng có một cụm lông hình chỏm mây bay về phía sau với tạo dáng mềm mại.
Võ Minh Thần