Hình tượng rồng các triều đại vua xưa trên gốm Bát Tràng

Thứ Tư, Ngày 22 Tháng 05 Năm 2019 9:57:20 AM | 3003

Họa tiết hình rồng (tức long) được thể hiện trên hầu hết các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, đặc biệt là trên đồ thờ với nhiều hình dáng và cách thể hiện khác nhau. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần nào về dự khác nhau của hình dáng linh thú này trên đồ gốm sứ Bát Tràng nhé!

 

Theo các tài liệu do các nhà nghiên cứu thì hình ảnh của rồng (theo tiếng Hán là long) qua từng triều đại vua chúa xưa ở Việt Nam có nhiều thay đổi chứ không hoàn toàn giống nhau. Do đó, trong khi thực hiện các nét vẽ rồng với màu men và phong cách ảnh hưởng từ các triều đại xưa, những hình vẽ rồng trên gốm sứ Bát Tràng cũng vì thế mà thay đổi theo.

 

Họa tiết hình rồng thời Trần trên đồ sứ thờ Bát Tràng

 

Trong bài viết sưu tầm và tham khảo các tư liệu hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về hình ảnh của rồng qua từng triều đại được thể hiện trên gốm sứ Bát Tràng nhé!

 

Hình tượng rồng có ở trên hầu hết các vật phẩm gốm thờ Bát Tràng và trong hình là cặp rồng thời Nguyễn đang trong tư thế chầu mặt trời

 

Trong bài trước chúng tôi gửi tới bạn những nhận biết và sự khác biệt của rồng thời Lý so với hình ảnh rồng ở các triều đại trước. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới bạn hình ảnh rồng của thời nhà Trần (Thế kỷ 13- 14), rồng của nhà Lê (Thế kỷ 18) và rồng của nhà Nguyễn (Thế kỷ 19- đầu thế kỷ 20) trong các tác phẩm gốm sứ Bát Tràng.

 

Rồng thời Trần với chiếc mũi thay mào trên của rồng thời Lý và thêm tay. Trong hình cặp rồng thời Trần đang chầu mặt nguyệt với biểu tượng âm dương hòa hợp

 

Rồng thời Trần đã có những thay đổi so với rồng thời Lý: Đầu rồng đã có thêm cặp sừng, đôi tai mà rồng thời Lý không có. Thân của rồng to, chắc và khỏe vững chãi nhưng không nặng nề. Rồng thời Trần có vảy mà rồng thời Lý thì không. Chân rồng thời Trần ngắn hơn chân rồng thời Lý và  vẫn có túm lông ở khủy chân.

 

Hình tượng rồng qua mỗi thời đại đều có sự thay đổi khác bởi thế những hình ảnh rồng được chọn làm họa tiết trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cũng không giống nhau

 

Rồng thời Lê có sự thay đổi hẳn so với thời Lý và thời Trần: đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, chiếc mào của rồng thời Lý và thời Trần được thay bằng một chiếc mũi to. Trên đầu của rồng còn xuất hiện cặp sừng hai chạc. Thân của rồng thì đã mang dạng thú khi có chiếc cổ nhỏ hơn nhưng phần thân còn lại vẫn là thân của loài rắn.

 

Rồng thời Nguyễn được cho là có tạo hình đẹp bởi vừa kế thừa những nét tinh hoa của rồng truyền thống với sự uốn lượn đều đặn và các nét tạo hình thanh mảnh, tinh tế vừa có sự uy nghiêm với sức mạnh thiêng liêng.

 

Họa tiết rồng có hầu hết trong mọi vật phẩm thờ cúng Bát Tràng

 

Đầu rồng thời Nguyễn to, cặp sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Thân rồng thời Nguyễn không dài loằn ngoằn mà đậm vừa phải với sự uốn lượn cân xứng. Chân rồng thời Nguyễn có 5 móng quy định dùng cho vua và còn lại là 4 móng. Tạo hình rồng thời Nguyễn được thể hiện ẩn mình trong mây hoặc ngậm chữ thọ thay cho viên ngọc. Còn nếu dùng hình ảnh hai rồng chầu thì hoặc chầu hoa cúc, chầu mặt trời và chầu chữ thọ…

 

Thương Kiều

Tags: gốm sứ Bát Tràng đồ sứ thờ

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác