Mỗi người dân Việt Nam khi nhìn thấy hình ảnh Rồng hay Long luôn nhớ về câu chuyện nguồn cội của mình, câu chuyện con Rồng- cháu Tiên với sự tích 100 trứng. Và khi đến với làng cổ Bát Tràng, chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh rồng với những đề tài khác nhau được thể hiện trên các sản phẩm gốm sứ nơi đây và những hình ảnh ấy lại khiến chúng ta gợi nhớ lại câu chuyện gắn với mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Những họa tiết đắp nổi, vẽ hình rồng trên gôm sứ Bát Tràng được trưng bày trên các kệ hàng khiến ta nhớ về câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ
Câu chuyện xưa về nguồn cội dân tộc Việt Nam, trải qua nhiều triều đại, rất nhiều các sử gia và các sách sử đã ghi chép, vẫn tạo ra những ý kiến nhiều chiều chưa thống nhất. Có lẽ cũng bởi những yếu tố huyền sử và truyền thuyết được nhân dân quá yêu thương, tôn sùng thành ra không thể biết đâu mới đích thực là sự thật. Do vậy, trong dân gian vẫn lưu truyền tích truyện truyền thuyết sau:
Chuyện kể rằng: Ngài Lạc Long Quân, vốn là hiện thân của loài rồng thần, làm vua của miền biển rộng, Ngài vẫn hay hóa thân thành người để diệt bạo trừ gian, giúp nhân dân yên vui làm ăn yên ấm, bởi vậy câu chuyện về Ngài ngày một đồn xa và mỗi lần có ai đó kể lại câu chuyện ấy càng thêm ly kỳ như được gửi gắm tất cả những ước mong cao đẹp của mỗi con người.
Trong đó không ít các vật phẩm thờ tự được vẽ hình rồng
Một ngày kia Ngài hóa thân thành chàng trai trẻ đẹp, mình đồng da sắt, sức khỏe hơn người, trí dũng song toàn lên bờ trừ tà ác, cứu giúp dân lành, cơ duyên đưa đẩy chàng gặp nàng Âu Cơ vốn là dòng dõi nhà Tiên, sống ở vùng núi cao vô cùng xinh đẹp, dung mạo khác người. Hai người vừa thấy đã yêu, nên duyên chồng vợ. Cả hai sinh được một bọc trứng có 100 quả, đủ ngày đủ tháng, trứng nở thành 50 người con trai, 50 người con gái. Do người là Rồng ở vùng biển sâu, người là Tiên ở nơi non cao nên cả hai phải chia ra: 50 người con về các vùng miền biển với cha, 50 người con theo mẹ về vùng đồng bằng, miền núi. Từ đó sinh ra dân tộc Việt Nam.
Các họa tiết trang trí hình rồng không chỉ được vẽ hay đắp nổi trên thân các sản phẩm mà còn được thiết kế tạo hình như một bộ phận riêng biệt trên sản phẩm
Theo nhiều dị bản, trong đó có những văn bản được ghi trong sử sách nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục với một số triều đại vua xưa đó là câu chuyện về chàng Sùng Lãm, một người con trai đẹp đẽ phi phàm, trí dũng song toàn, hết lòng yêu thương dân chúng, vẫn thường giúp đỡ mọi người bằng cách chỉ dạy làm ăn, chàng vừa bảo vệ người dân bằng cách trừ tà diệt ác vừa ngầm phò giúp dân gian trong nhiều hóa trang, cải trang, được nhân dân nhất mực tin yêu, ca tụng và dệt nên những câu chuyện huyền huyễn.
Ông cũng là một tù trưởng đã có công thống nhất thành công các bộ tộc và dựng nên nhà nước sơ khai trước khi thành lập nhà nước Văn Lang và ông lấy tên hiệu là Lạc Long Quân. Sau này, nhà nước Văn Lang ra đời với thế hệ các vua Hùng nối trí, nối nghiệp và được vua cha truyền dạy đức chăm dân tựa như vua cha Lạc Long Quân và mang tới một thời kỳ ấm no thịnh trị cho dân tộc Việt với bao câu chuyện vẻ vang, rạng rỡ giống nòi.
Không chỉ trên bát nhang, ống hương hay lọ lộc bình mà cả ở trên chén thờ, bát thờ chúng ta cũng bắt gặp những họa tiết trang trí hình rồng được thực hiện chau chuốt, kỳ công
Chúng ta cùng ngắm nhìn một số hình ảnh rồng được thể hiện qua bàn tay tài nghệ của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề Bát Tràng trên các tác phầm gốm sứ và thả hồn về những tích xưa để tự hào thêm về dân tộc Việt Nam nhỏ bé nhưng kiên cường với những trang sử đẹp và hào hùng.
Võ Minh Thần