Chim Phượng trong các họa tiết trang trí gốm sứ Bát Tràng

Thứ Bảy, Ngày 18 Tháng 05 Năm 2019 9:48:14 AM | 2059

Trong rất nhiều các họa tiết trang trí trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chúng ta bắt gặp hình ảnh chim phượng sánh đôi cùng với rồng tạo nên cặp rồng phượng sánh duyên. Vậy ý nghĩa và xuất sứ của hình ảnh này thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Với hàng ngàn năm đô hộ của Trung Quốc, văn hóa Việt Nam phần nào bị ảnh hưởng và chi phối từ văn hóa nước bạn, do vậy hình ảnh rồng phượng sánh đôi chúng ta cũng bị ảnh hưởng từ những câu chuyện và ý nghĩa của văn hóa Trung Quốc.

 

Hình ảnh rồng- phượng như bức tranh đĩa trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

 

Nhiều bài viết đã gây tranh cãi khi cho rằng: chim phượng phải là chim trống còn chim mái là loan, nếu gọi một cặp cho đủ phải là loan phượng sánh đôi sao phượng lại đi kết hợp với rồng để trở thành một đôi tương phùng? Vậy trong trường hợp này phải gọi chim phượng là chim trống hay chim mái?

 

Vốn là hai loài linh thú hoặc đã bị tuyệt chủng từ lâu và chỉ còn trong truyền thuyết hay trong thế giới tâm linh hoặc chỉ là những linh thú trên trời cao hay ở những cõi thần tiên mà con người không hề được chạm tới rồng và phượng luôn là hai loài linh thú được coi trọng, thờ phụng với rất nhiều những câu chuyện mang sắc màu thần thoại, đẹp đẽ.

 

Cận cảnh phần đầu hình ảnh chim phượng được các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề vẽ tay trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

 

Ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, rồng luôn được coi là đại diện cho thiên tử. Hiếm thấy rồng được dùng cho quân thần hay nhân dân. Còn chim phượng là đại diện cho những gì cao quý, thần thánh và chỉ có phượng hoàng mới có thể sánh đôi cùng rồng được.

 

Do vậy, ở một số trường hợp, phượng kết đôi với loan thành một đôi  như thể chim công trống và chim công mái, hay một cặp thiên nga mang tính có đôi- có cặp theo lẽ dĩ nhiên của đời sống.

 

Cận cảnh phần thân và đuôi chim phượng trên sản phẩm Bát Tràng

 

Nhưng ở ngôi thiên tử, phượng là một thể riêng, không phải như ở cặp loan- phượng mà phượng ở đây được hiểu như ý nghĩa đại diện với biểu tượng cao quý dành cho người phụ nữ đứng ngôi mẫu nghi thiên hạ và sánh đôi cùng rồng cũng mang tính biểu tượng hơn là hiểu theo nghĩa đơn thuần như trống và mái hay đàn ông và đàn bà. Đó là lý do vì sao chỉ có Hoàng hậu mới mặc áo hay được dùng biểu tượng chim phượng mà các cung phi thì không.

 

Vì vậy chúng ta mới có hình ảnh rồng phượng sánh duyên trên các tác phẩm nghệ thuật xa xưa nói chung và trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nói riêng.

 

Một cặp rồng phượng trên sản phẩm gốm sứ Bát Tràng

 

Hình ảnh rồng và phượng như lời chúc phúc tốt đẹp tới những ai chiêm ngưỡng về sự sum họp đầm ấm, phúc đức viên mãn, thành tựu vẹn toàn, tài lộc đầy đủ không có gì sánh được.

 

Do vậy, chúng ta có thể thấy hình ảnh rồng và phượng có ở các sản phẩm thờ tự, ở trong những tác phẩm gốm sứ cao cấp và cả ở trong những sản phẩm bình dân bởi ai trong chúng ta cũng đều có thể nhận được những lời chúc phúc tốt lành nhất.

 

Bạch Lan Hương

Tags: gốm sứ chim phượng rồng rồng phượng Bát Tràng

Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác