Ngày nào những con ngõ của làng Bát Tràng cũng tấp nập du khách tới thăm quan và mua sản phẩm, đặc biệt vào thứ bảy và chủ nhật.
Nhưng chỉ có thứ hai đầu tuần thì tĩnh lặng hơn, có lẽ do sau hai ngày bận rộn cuối tuần thì những gian hàng trong chợ cổ cũng mở hàng muộn và du khách ít hơn.
Khu chợ làng Bát Tràng, nơi phục vụ cho sinh hoạt thường ngày của các nghệ nhân, thợ thủ công và bà con làng nghề
Vốn là nơi không có các khu trưng bày sản phẩm gốm sứ của làng mà chỉ có khu chợ bán đồ thường nhật nên khu chợ cũ này chủ yếu chỉ có dân làng tới mua bán lúc đầu ngày. Vào buổi lửng sáng đầu tuần khu chợ cũng yên tĩnh và vắng vẻ.
Một con ngõ dài có dãy lán bán hàng gần khu chợ làng vào buổi lửng sáng yên tĩnh và vắng lặng
Hãy cùng ngắm khoảng không gian bình yên và tĩnh lặng của khu chợ cũ này để thả hồn vào những con ngõ dài phơ phất gió hay tha thẩn dạo bước trên đường làng ngập nắng đầu đông với những dây hoa tim tím đung đưa, những dãy hàng hong khô, khu chợ làng sau phiên họp và dòng sông mênh mang phía trước đền Mẫu của làng…
Một khu để hàng hóa gốm sứ của bà con làng Bát Tràng trên dọc đường từ chợ cổ khu Thương mại Bát Tràng ra chợ làng
Chiếc cầu cổ đã được tu bổ lại nằm cạnh hồ độc long nhãn của làng, cũng là điểm nằm dọc đường đi từ chợ gốm cổ Bát Tràng ra chợ làng
Một góc của hồ độc long nhãn hay còn gọi là ao hoa súng của làng, nằm trên đường từ chợ gốm cổ Bát Tràng ra chợ làng
Từ chợ làng ra phía bờ sông, nơi có đền thờ Mẫu của làng có những chùm hoa tim tím buông lơi
Con đường nhỏ dẫn ra triền sông quê trở nặng phù sa chảy lờ lững, yên lành trước ngôi đền thờ Mẫu
Bến dốc thoai thoải dẫn xuống mép nước
Một xưởng gốm rộng với rất nhiều sản phẩm đang được hoàn thiện nằm cạnh bờ sông thơ mộng
Thương Kiều