Ông bình vôi Bát Tràng và xu hướng bài trí theo phong thủy

Thứ Sáu, Ngày 11 Tháng 01 Năm 2019 7:26:37 PM | 3109

Những năm gần đây, cùng với đời sống kinh tế ổn định, xu hướng bài trí theo phong thủy được đề cao thì ông bình vôi Bát Tràng lại trở thành vật phẩm phong thủy được chú ý.

 

Gắn liền với tập tục ăn trầu của nhân dân Việt Nam và trở thành vật dụng mang tới nhiều công dụng cho đời sống, chiếc bình vôi, từ một vật dụng đã trở thành ông bình vôi- một vật phẩm mang tính tâm linh và được thờ cúng. Thậm chí, tới ngày nay, tập tục ăn trầu không còn phổ biến thì ông bình vôi lại trở thành món vật phẩm được săn lùng trong giới sưu tầm và có giá trị trong việc bài trí theo phong thủy.

 

Ông bình vôi Bát Tràng với họa tiết cành trúc trên nền men rạn với ông nghê nhằm thu hút tài lộc và trông giữ nguồn tài lộc đó

 

Có lẽ đây là lý do giải thích cho những ai thắc mắc khi tới thăm quan Bát Tràng: vì sao tập tục ăn trầu không còn nữa mà ở đây vẫn sản xuất và bày bán nhiều ông bình vôi đến vậy.

 

Không chỉ là một sản phẩm gốm sứ có tính nghệ thuật, gợi nhớ tới những nét đẹp truyền thống do đời sống đã mai một đi mà ông bình vôi, theo một số nhà phong thủy đã gợi ý, trong đó, một số trang bán sản phẩm gốm sứ Bát Tràng bán ông bình vôi cũng cho biết: khi không dùng cho việc ăn trầu, không có vôi ở bên trong thì việc bài trí ông bình vôi còn có ý nghĩa: thu hút tài lộc, giữ và giúp gia chủ quản lý, chi tiêu nguồn tài lộc đó cho phù hợp.

 

Ông bình vôi với họa tiết hoa mai truyền thống sẽ là món quà cho năm mới trong không gian bài trí theo phong thủy đón tết cổ truyền sắp đến

 

Do vậy, ngoài việc đặt ông bình vôi ở những nơi có ánh sáng, dễ quan sát tại phòng khách hay ở sảnh, tùy vào kích cỡ, màu sắc của nơi bài trí và sự lựa chọn ông bình vôi thì việc đặt ông bình vôi ở hướng tài lộc của chủ nhân ngôi nhà cũng là cách để kích hoạt thêm những giá trị về phong thủy của ông bình vôi.

 

Bên cạnh đó, ông bình vôi (theo một số lý giải là do cách phát âm theo kiểu người Trung Hoa khi họ sang Việt Nam sinh sống và mang theo nghề gốm sứ sinh nhai, sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ phục vụ cho tục ăn trầu vôi) thì ở ngoài bắc, một số vùng không gọi ông bình vôi theo cách này mà vì những giá trị thiết thực mà ông bình vôi mang tới cho mỗi gia đình nên các cụ đã nhân cách hóa và gọi chiếc bình vôi là ông bình vôi giống như gọi chiếc bếp kiềng ba chân là ông đồ rau hay con hổ là ông hổ…

 

Đây là lý do vì sao tập tục ăn trầu của nhân dân ta đã không còn phổ biến mà những nhà sản xuất, kinh doanh gốm sứ Bát Tràng vẫn cho ra lò và trưng bày trên kệ rất nhiều ông bình vôi

 

Có những vùng, các cụ già còn kể rằng: xưa kia dân làng bị chuột phá hoại mùa màng, phá hoại đồ ăn giống đựng nhiều quá họ cũng gọi cả chuột là… ông- ông chuột- chắc để chuột bớt phá hoại đi. Nhưng sau này, cùng với đời sống phát triển, nạn chuột hoành hành khiến đời sống con người điêu đứng nên người ta đã chế ra rất nhiều loại thuốc để giảm đi tác hại này như: bẫy chuột, thuốc chuột, keo dính chuột…

 

Cũng từ cách lý giải này và cách gọi theo dân gian này hay cách mà các cụ dùng ông bình vôi với ý nghĩa tâm linh: trừ tà ma, phòng trộm cắp thì việc đặt ông bình vôi ở không gian hiện đại như ngày nay sẽ hợp với phòng khách, với sảnh ngoài hay những nơi thẳng với cửa chính của gia đình hay cơ quan hoặc các không gian bài trí khác.

 

(Hình ảnh được thực hiện tại cơ sở sản xuất gốm Tuấn Dung- Giang Cao- Bát Tràng)

 

Thương Kiều

Tags: ông bình vôi bình vôi phong thủy bài trí phòng khách sảnh

Các bài viết khác