Không chỉ với làng nghề Bát Tràng mà cả với nghành gốm VN gốm Hồng Sa chính là một phát minh đặc biệt mà nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh đã có công mày mò, sáng chế.
Không chỉ với làng nghề Bát Tràng mà cả với nghành gốm VN gốm Hồng Sa chính là một phát minh đặc biệt mà nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh đã có công mày mò, sáng chế.
Là thế hệ trẻ nối tiếp các thế hệ cha ông làm rạng danh làng gốm Bát Tràng nói riêng và các làng nghề cổ truyền thống của VN nói chung, nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh đang ngày càng góp sức đưa tên tuổi của làng ghi những dấu ấn đầy ấn tượng.
Sinh ra trong dòng họ có 4 đời làm gốm và là người con thứ 15 của dòng họ Phạm Bát Tràng, nghệ nhân Phạm Thế Anh đã mang đến niềm tự hào cho dòng tộc khi anh đã nghiên cứu và sáng chế ra dòng gốm riêng mang tên một dòng sông và gắn với tên tuổi của mình: gốm Hồng Sa.
Loại gốm này được sử dụng 80% phù sa Sông Hồng, còn 20% là đất sét trắng và cao lanh cùng hòa quyện để tạo ra sự kết khối. Vì thành phần phù sa Sông Hồng là chủ đạo nên Thế Anh đã đặt tên cho loại gốm mình phát minh ra là Hồng Sa- ghép tên sông và tên những ngọt lành được kết tinh từ dòng sông ấy: phù sa.
Nghệ nhân Phạm Thế Anh còn có niềm đam mê vô bờ bến với những sản phẩm ấm chén pha trà. Vào nhà anh, đồng thời cũng là nơi công ty "đóng đô" du khách sẽ như được lạc vào thế giới của ấm và không gian đẹp lãng mạn và mơ mộng khó tưởng tượng.
Năm 2017 là năm tạo ra mốc son trong sự nghiệp của chàng thợ gốm đầy nhiệt huyết, đam mê này khi anh được nhận các danh hiệu cao quý trong nghề:
- Nghệ nhân Thành phố Hà Nội
- Danh hiệu bàn tay vàng - Doanh nhân tiêu biểu Châu Á Thái Bình Dương
- Năm 2018: Giải bạc Festival Huế.
Chia sẻ với phóng viên, nghệ nhân Phạm Thế Anh tiết lộ: "Năm 2019 ngôi nhà của mình sẽ được làng nghề đưa vào danh mục những điểm thăm quan của du khách và mình sẽ đầu tư cho xứng đáng với lựa chọn của làng để du khách cảm thấy thú vị khi ghé vào đây. Một sản phẩm mới dành cho ấm chén pha trà sẽ được giới thiệu mang đậm chất Thiền với độ "siêu nhẹ" chưa từng thấy (mỉm cười)".
>>>> Cùng chia sẻ với Nghệ nhân Bát Tràng về những đóng góp cho phát triển làng gốm Bát Tràng
Thục Nhi