Nậm rượu và phong tục cúng rượu vào dịp lễ tết, giỗ chạp

Thứ Tư, Ngày 02 Tháng 01 Năm 2019 10:55:06 AM | 2042

Bình rượu, chai rượu hay nậm rượu đặt vào mâm cơm cúng gia tiên từ xa xưa đã có trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Đây được xem là vật phẩm thờ cúng thể hiện lòng thành và sự ngưỡng vọng của con cháu dành cho các cụ tổ tiên của mình.

 

Giống như miếng trầu, tách trà nóng chén rượu dường như là món khai vị không thể thiếu trong bất kỳ bữa cỗ, bữa thết khách thậm chí là trong cả bữa ăn thường ngày của mỗi gia đình người dân vùng bắc bộ Việt Nam.

 

Nậm rượu gốm sứ Bát Tràng hình trái hồ lô men rạn họa tiết hoa sen vẽ tay được bà con yêu thích chọn đặt trên mâm cơm cúng gia tiên hoặc đặt trên bàn thờ của gia đình

 

Thậm chí ngày nay miếng trầu đã chỉ còn như một nghi thức trong các bữa cỗ hay cúng bái, tết nhất thì tách trà nóng và ly rượu vẫn là món khai vị, món thết khách hàng ngày.

 

Chính vì thế, khi thờ cúng ông bà, cha mẹ, các vị tổ tông con cháu thường lòng thành dâng lên những món ngon, được chế biến và trình bày đẹp đẽ, cẩn trọng để vong hồn các cụ thưởng thức hương khói thơm tho từ thức ăn tỏa ra, chứng dám cho lòng thành kính của con cháu.

 

Nậm rượu gốm sứ Bát Tràng được trang trí với nhiều họa tiết khác nhau tạo nên vẻ phong phú và bắt mắt để bạn lựa chọn dành tặng cho gia đình làm vật phẩm thờ cúng trên ban thờ gia tiên

 

Những món ngon này là món ăn quen thuộc, được yêu thích của mỗi người dân vùng đồng bằng bắc bộ nhưng có thể do đắt đỏ hay cầu kỳ mà chỉ lúc thết khách quý, đón con cháu ở xa về hay vào những ngày tết nhất, giỗ chạp gia đình mới dành thời gian làm. Khi làm để đặt lên mâm cúng bái trong ngày giỗ chạp thì càng được làm cẩn thận, trình bày đẹp và không được phép nếm náp, chấm đầu đũa vào, cũng không được hít hà, ngửi qua mà chỉ ước lượng gia vị theo thói quen nấu nướng.

 

Họa tiết hoa sen được chọn để trang trí cho nậm rượu gốm sứ Bát Tràng

 

Những món được dâng lên mâm cúng giỗ thường có: gà luộc mổ moi làm sao cho còn nguyên cả con để bày lên đĩa cùng lá chanh, rau thơm và bông hồng đỏ chót chúm chím đậu trên mỏ thì nom con gà luộc đó như một tác phẩm nghệ thuật, tỏa ra mùi thơm đặc trưng từ nghi ngút khói: mùi thịt gà làm sạch quyện với mùi thơm của gừng tươi, hành tươi làm sạch đập rập, thái nhỏ thả vào trong nước; Một đĩa rau xào thật xanh non được tỉa hoa lá thêm các gia vị nhưng tránh tỏi làm duyên, một đĩa xôi vò, xôi trắng hay xôi đỗ xanh thơm ngon; một bát canh chắt chiu những ngọt lành của đất đai quê nhà có màu sắc bắt mắt: thường là canh cà rốt màu đỏ ninh với khoai tây màu vàng và vài lát bí xanh với nước xương rắc những cọng hành hoa được tỉa đẹp cùng thì là, rau mùi tàu; có khi thêm đĩa chả đa cuốn thịt trộn gia giảm; đĩa gỏi cuốn gồm hành hoa cuốn nhân thịt ba chỉ, trứng tráng, tôm nõn hay đĩa cá chép rán giòn…

 

Chỉ với họa tiết hoa sen và màu men lam đặc trưng trên nền sứ trắng nhưng ở mỗi nậm rượu gốm sứ Bát Tràng lại được thể hiện với những tạo hình khác nhau để bạn lựa chọn

 

Tất cả những món được dâng lên mâm cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ nhân ngày giỗ chạp hay tết nhất tùy vào điều kiện của từng gia đình nhưng bao giờ cũng được làm một cách trịnh trọng, trình bày đẹp.

 

Nhưng sẽ có ba món không bao giờ được thiếu trên mâm cơm cúng đó là: nậm rượu ngon được mở nắp sẵn với những chiếc chén nhỏ xinh bày sẵn trong mâm; bát cơm gạo tám xoan úp đầy với những chiếc bát cơm một lần xới để quanh cùng nén trầm nhang thơm ngát.

 

Rượu được chắt vào nậm rượu để dâng lên mâm cúng thường là rượu gạo, rượu trắng được cất từ gạo loại ngon. Sau này với đời sống hiện đại, con cháu dâng cúng cả rượu vang, rượu màu hay rượu hoa quả, còn ngày xưa các cụ chỉ cúng loại rượu tịnh, rượu gạo được đặt riêng một trai, nút kín và khi nào cúng thì chắt ra nậm rượu gốm sứ có hình thức đẹp, nho nhỏ cho đỡ bay hơi và cúng xong thì thừa lộc.

 

Chúng ta cùng ngắm những nậm rượu gốm sứ Bát Tràng được thiết kế nhỏ xinh với hoa văn trang trí là hoa sen để dùng chiết rượu từ chai lớn sang được đặt vào mâm cúng tổ tiên hay đặt trên ban thờ của gia đình nhé!

 

Thương Kiều

Tags: nậm rượu nậm rượu gốm sứ Bát Tràng giỗ chạp lễ tết mâm cúng tổ tiên

Các bài viết khác