Canh măng mực đặc sản Bát Tràng

Thứ Bảy, Ngày 19 Tháng 08 Năm 2017 9:11:28 AM | 1868

Bát tràng ngoài đặc sản là gốm sứ ra thì còn có một món ăn nổi tiếng và chỉ có duy  nhất tại Bát Tràng đó là bát cang măng mực. Ngày xưa canh măng mực thường chỉ có trong các dịp lễ tết,  giỗ chạp hay thiết khách của làng Gốm

 

 Ngày nay, cuộc sống hiện đại, bát cang măng mực được phổ biến hơn trong các dịp cưới hỏi, lê hội và cuộc sống thường ngày, được du khách gần xa tìm về thưởng thức.

 

Thành phần chủ yếu của canh măng mực gồm có mực khô, măng khô và thịt lợn. Để có được bát canh măng mực ngon là cả một nghệ thuật, nguyên liệu chuẩn bị rất công phu, chế biến tỉ mỉ và tốn nhiều thời gian vì vậy đòi hỏi sự khéo léo cũng như kinh nghiệm của người làm.

Măng khô dùng để nấu nhất thiết phải là thứ măng vầu vàng ươm , gióng dài ở Phú Thọ, Bắc Giang. Sau đó măng được ngâm trong nước gạo hàng tiếng đồng hồ, vớt ra loại bỏ phần già và non, dùng bàn chải cọ thật sạch rồi mang ra hong khô. Tiếp theo đây mới là công đoạn tỉ mỉ, cầu kỳ và tốn nhiều thời gian nhất. Măng được tước sao cho thật nhỏ như tăm ,  không đứt quãng. Thông thường khi nhà có việc thì phải tước măng trước cả tháng trời, và đem phơi khô chờ đến ngày cần dùng. Du khách đến vào dịp giáp Tết sẽ dễ bắt gặp những nong măng vàng óng như búi tơ được các bà các chị mang ra hong khô. Các chị em còn tranh thủ thời gian bán hàng mang măng ra tước. Sau đó măng được ngâm vào nước lạnh khoảng một giờ đồng hồ, vớt ra luộc măng ba lần , nhưng nước chỉ sủi tăm là được. Sau đó ướp măng với chút gia vị , phi hành mỡ và xào măng trong khoảng 40 phút với lửa nhỏ.

măng khô được tước nhỏ cầu kỳ như sợi tăm.

 

Mực khô ngon nhất là mực ở xứ Thanh , mình dầy, phấn trắng. Mực mang đi sơ chế, rửa sạch với rượu gừng, loại bỏ phần đầu và râu ria màng mực chỉ lấy phần thân. Sau đó mang đi hong khô rồi nướng trên than hoa , lấy chày đập dập và cũng tước nhỏ như măng. Tước xong ướp mực với chút gia vị và xào mực. Điều đặc biệt là khi xào thỉnh thoảng phải cho ít đường trắng vào cùng.

Vì mực khô và măng đều háo nước và không béo nên phải thêm thịt thăn lợn. Nạc thăn được hấp chin, cắt thành khúc 7cm và cũng tước nhỏ, sau đó ướp gia vị và sao trên lửa nhỏ tầm một giờ đồng hồ. Măng, Mực, Thịt phải sao riêng để không làm mất đi mùi vị đặc trưng của chúng.

 

Phải đứng cả nửa ngày trời để xào các nguyên liệu, thế nên chỉ có người phụ nữ của gia đình mới tỉ mỉ cần mẫn mới có thể làm được. Với bàn tay của người phụ nữ Bát Tràng ngày đêm lao động không chỉ làm cho đất nở hoa mà còn làm nên cả danh tiếng cho món ăn này.

 

 

Nước dùng để nấu là nước cốt tôm, nước luộc gà. Cho măng, mực, thịt lợn vào nước dùng ninh nhỏ lửa tầm 40-45 phút là hoàn thành. Ninh lâu quá sẽ khiến thịt mền và bở ăn mất ngon. Múc canh ra và thêm ít hành là có thể thưởng thức được ngay. Nước dùng ngọt thanh của tôm và gà, sợi măng mực vào óng, giòn giòn dai dai , mềm và mùi thơm hấp dẫn.

Khi ăn ta mới cảm thấy được vì sao canh măng mực lại được trân trọng cà là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ tết, giỗ chạp, hiếu hỉ của người dân Bát Tràng đó là bởi vì sự hòa quyện giữa hương vị của núi rừng của biển cả và đồng bằng.

 


Đóng góp & Phản hồi bài viết:

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

Các bài viết khác