Cho đến bây giờ chúng ta vẫn thường nghe các cụ già truyền lại: “Trần sao âm vậy!”- có nghĩa rằng: trên trần gian chúng ta sống và cư sử ra sao thì khi đối đãi với cõi âm, tức là với vong hồn người đã khuất như thế và các cụ khi ở dưới âm phủ cũng đối với chúng ta như vậy.
Chén cúng Bát Tràng cùng các vật phẩm thờ cúng gốm sứ khác được bày bán tại chợ gốm sứ làng cổ Bát Tràng
Tục dâng nước hay dâng rượu trên ban thờ ở Việt Nam ta ban đầu trong dân gian là xuất phát từ suy nghĩ đó, giống như khi ta sống cùng ông bà, cha mẹ mà ông bà, cha mẹ đi đâu chơi về ta chạy ra đón từ cổng, có cái gì thì cầm đỡ, rồi chạy lại rót chén nước ấm, chén trà thơm mời ông bà, cha mẹ uống cho đỡ mệt và hỏi han mấy câu chuyện sau đó làm gì mới làm.
Chén cúng Bát Tràng được thực hiện công phu và được thực hiện vẽ tay cầu kỳ như một tác phẩm gốm sứ đẹp mắt
Hay an hem bà con chòm xóm sang chơi, nghèo thì có chén nước lã, khá giả thì pha trà, đon đả đón nhau ngoài ngõ rồi vào nhà làm chén nước cho đỡ nhạt mồm nhạt miệng mới hỏi han dăm câu ba điều cho vui cửa vui nhà, động viên tinh thần nhau.
Cũng như khi ta đón ông bà, cha mẹ đi đâu chơi về khi sống cùng, bao giờ cũng chạy ra đón từ ngõ và đưa vào nhà rót chén nước ấm, hỏi han rồi làm gì mới làm thì chén rượu, chén nước dâng lên ban thờ gia tiên trong những ngày cúng gỗ, lễ tết cũng tương tự như vậy
Do đó, khi cúng bái vái lạy, “lễ bạc” nhưng “lòng thành” cũng đủ để các cụ chứng dám và phù hộ cho. Bởi thế, xưa kia, nhiều gia đình nghèo khó, khi tới ngày lễ tết, giỗ chạp chỉ có lưng cơm nhạt, có khi còn chả có canh và chén nước lã, nén hương con vậy cũng qua một ngày cúng giỗ, vẫn được tổ tiên chứng dám lòng thành và phù hộ cho gặp mọi điều lành, tránh mọi điều dữ và dần dần ăn nên làm ra.
Trong đời sống, chúng ta luôn tin có thế giới tâm linh song hành và vì thế khi chúng ta lòng thành dâng lên tổ tiên, dù chỉ là chén nước chúng ta cũng đã có sự giao hòa và tạo nên cầu nối thiêng liêng với thế giới tâm linh để được tổ tiên và các chư vị thần linh phù hộ độ trì cho chúng ta may mắn.
Đấy là lý do để chúng ta hiểu chén nước bao giờ cũng được đặt đầu tiên trên ban thờ mà ngay từ ngoài nhìn vào ta đã thấy.
Cũng như bài trước chúng tôi đã giới thiệu cho bạn tiện việc tìm hiểu vì sao chúng ta lại nhất thiết phải đặt chén nước cúng hay chén rượu lên ban thờ gia tiên. Hôm nay cùng với lý do trên chúng ta dễ dàng hiểu thêm vì sao phải có chén nước cúng và chén nước đó lại phải đặt đầu tiên trên ban thờ trước khi sắp xếp các món vật phẩm, lễ phẩm khác.
Đó là lý do vì sao chén nước cúng luôn được đặt ở đầu tiên, ngay từ ngoài nhìn vào đã thấy trên ban thờ gia tiên trước khi chúng ta bài trí các món vật phẩm hay lễ phẩm thờ cúng khác (ảnh: st)
Cách bài trí các món vật phẩm thờ cúng trên ban thờ gia tiên thế nào chúng tôi sẽ bàn ở các bài sau. Và để tiện cho các bạn tham khảo, tìm hiểu, chúng tôi chọn một vài bức ảnh các chuyên gia Bát Tràng bày mẫu để chúng ta tiện xem và nếu bạn quan tâm thì chỉ cần lên mạng gõ cụm từ: “Cách bài trí ban thờ gia tiên bằng gốm sứ Bát Tràng” sẽ có rất nhiều bài viết, hình ảnh giới thiệu kỹ càng về từng món vật phẩm và hướng dẫn chu đáo cách bài trí ra sao.
Bạn có thể tham khảo về vật phẩm thờ cúng: chén cúng và cách bài trí ban thờ với các vật phẩm gốm sứ Bát Tràng qua các chuyên trang bán hàng và giới thiệu sản phẩm Bát Tràng trên mạng internet hoặc kết nối trực tiếp với các số di động kèm theo để được tư vấn chu đáo.
Bạn cũng có thể liên lạc trực tiếp với các nhà lò, các tiệm chuyên bán đồ thờ gốm sứ Bát Tràng để được tư vấn và hướng dẫn lựa chọn sao cho phù hợp với túi tiền, nhu cầu sử dụng và lòng thành của chúng ta trong việc sắp xếp ban thờ gia tiên cho phù hợp.
(Hình ảnh được thực hiện tại các cửa hàng bán đồ thờ gốm sứ Bát Tràng tại chợ gốm sứ làng cổ Bát Tràng, Hà Nội).
Đông Tửu