Tượng Thần Trà Lục Vũ Bát Tràng và câu chuyện tình ít người biết

Thứ Năm, Ngày 20 Tháng 06 Năm 2019 8:57:32 PM | 1552

Là một trong 10 vị thánh được tôn thờ trong văn hóa Trung Hoa thần trà Lục Vũ được biết tới với nghệ thuật thưởng trà mà trong đó nghệ thuật pha trà được gắn với những giai thoại đặc biệt được truyền tụng. Nhưng câu chuyện đời tư của ông, đặc biệt là chuyện tình yêu và là lý do lý giải vì sao thần trà Lục Vũ có thể dành trọn đời tâm huyết với trà thì không phải ai cũng biết…

Cùng với nhà tư tưởng Khổng Tử, nhà sử học Tư Mã Thiên, tướng Quan Vũ, nhà thơ Đỗ Phủ… Lục Vũ là một nhân vật được nhân dân Trung Hoa tôn là thánh- một vị thánh chuyên về trà với cuốn sách như một công trình nghiên cứu đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa và thế giới về trà, có tựa đề là Kinh Trà.

 

Tượng gốm sứ Thần Trà Lục Vũ được bày bán ở chợ gốm sứ làng cổ Bát Tràng

 

Vốn là người thường chỉ đóng cửa đọc sách và du ngoạn đó đây nên cuộc đời ông mang màu sắc truyền kỳ, trong đó có câu chuyện với nhà thơ Lý Quý Lan và nhiều người cho rằng, vì yêu bà mà không lấy được bà nên ông đã ở vậy, tuyệt không yêu thêm ai và không lấy ai, chuyên tâm vào việc nghiên cứu về trà.

 

Tương truyền, tên Lục Vũ của ông xuất phát từ việc một nhà sư tên là Tích Công đã thấy ông nằm khóc ngằn ngặt trong gió lạnh và được che bởi đôi cánh của bầy chim nhạn có cánh màu xanh lục óng ánh, nên ông được đặt tên là Lục Vũ (hiểu nôm na là ánh lục trên bộ lông vũ của chim nhạn).

 

Tượng thần trà Lục Vũ bằng chất liệu khác được dựng nguyên hình trong một khuôn viên (ảnh: st)

 

Cuộc đời ông gắn với những ngôi chùa: từ khi được một nhà sư đón về nuôi dạy cho tới khi ông biết pha trà, thưởng thức trà, am hiểu và nghiên cứu về cách sản xuất trà và kinh nghiệm uống trà… cho tới khi ông vào một ngôi chùa sống để lánh nạn và bắt đầu viết cuốn sách đầu tiên vang danh thiên hạ, cuốn Kinh Trà.

 

Nhưng số ông lại không có duyên đi tu để trở thành một nhà sư mà ông lại chú tâm vào Nho học và chăm chỉ tự học. Nhà sư Tích Công thấy ông yêu thích Nho học đã gửi ông tới nhà một nhà Nho họ Lý, tại đây ông gặp Lý Quý Lan và cặp em nhỏ đã chơi thân với nhau.

 

Tượng thần trà Lục Vũ gốm sứ Bát Tràng được giới thiệu trên các trang online (ảnh: st)

 

Sau đó ông dời nhà họ Lý và khi đã trưởng thành ông gặp lại Lý Quý Lan, lúc đó đã là một cô gái xinh đẹp, một nhà thơ tài năng trong một hội thơ. Vì hiểu nhau, thân thiết với nhau từ khi còn để chỏm, lại cùng chung niềm yêu thích văn học, am tường thi ca nên hai người đã trở thành đôi bạn tâm giao tâm đầu ý hợp. Nhưng sau đó, nữ sĩ Lý Quý Lan đã bị triệu tập vào cung và không xin trở ra được. Nhân một sự cố của triều đình, bà viết thơ bày tỏ sự bất mãn và đã bị sử tử.

 

Lục Vũ biết chuyện đau đớn, bất bình thề không bao giờ lấy vợ và ở vậy thờ nữ sĩ Lý Quý Lan.

 

Những bức tượng thần trà Lục Vũ Bát Tràng đã được sản xuất ở Bát Tràng từ rất lâu và đây là một trong những phiên bản còn lại. Với chất gốm này bạn chỉ cần lau rửa nhẹ là bức tượng sẽ mới  đẹp trở lại

 

Cũng thời điểm đó nhà vua vô tình nhiều lần mời Lục Vũ vào kinh làm quan nhưng ông một mực từ chối với lý do không ưa danh lợi. Ông chú tâm vào việc viết Kinh Trà. Với những kinh nghiệm và kiến thức đã tổng hợp, đúc kết ông đã viết cuốn sách một cách hệ thống về việc sản xuất, chế biến, pha trà, uống trà, những câu chuyện liên quan đến lịch sử về trà. Đây được xem là cuốn sách đầy đủ nhất trong thời cổ đại viết về trà ở Trung Quốc.

 

Triệu Nhật Khải


Các bài viết khác